Tổng Hợp

Viết bài văn nghị luận xã hội 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: sự cần thiết phải có lòng tự trọng trong cuộc sống

Dưới đây là hướng dẫn Viết bài văn nghị luận xã hội 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: sự cần thiết phải có lòng tự trọng trong cuộc sống đầy đủ chi tiết gồm dàn ý và bài văn chuẩn . Hãy cùng tham khảo với hocdientu nhé !

Viết bài văn nghị luận xã hội 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: sự cần thiết phải có lòng tự trọng trong cuộc sống
Viết bài văn nghị luận xã hội 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: sự cần thiết phải có lòng tự trọng trong cuộc sống

Dàn ý nghị luận về lòng tự trọng lớp 9

Mở đoạn

Từ  xưa đến nay, trên khắp đất nước Việt Nam ta bất kể thời đại nào thì nhân dân ta vẫn luôn đặt đạo đức là chuẩn mực hàng đầu đối với mỗi con người. Chính vì thế mà đạo đức luôn là thước đo để đánh giá một con người, một trong những phẩm chất đạo dức con người cần trau dồi cho mình đó là lòng tự trọng.

Thân đoạn

  • Giải thích

– Lòng tự trọng là coi trọng, giữ gìn, bảo vệ phẩm giá nhân cách của mình. Người có lòng tự trọng luôn sống theo chuẩn mực đạo đức của xã hội: Sống trung thực làm việc có tinh thần trách nhiệm, có suy nghĩ đúng đắn, hành vi tốt đẹp, dám bênh vực lẽ phải, biết nhìn ra sai lầm và hạn chế của bản thân, luôn biết phấn đấu vươn lên.

  • Bàn luận: Sự cần thiết của long tự trọng

– Tự trọng là thước đo nhân cách thể hiện giá trị bản thân, khích lệ con người cố gắng vươn lên để khẳng định mình.

– Người có lòng tự trọng luôn được mọi người yêu mến.

– Tự trọng giúp ta hình thành những phẩm chất cao đẹp khác như: Dũng cảm, trung thực, tự lập, tự tin…

– Lòng tự trọng giúp ta biết tiếp nhận thông tin theo đúng hướng, nó là động lực để ta đương đầu với khó khăn thử thách, tránh xa cám dỗ, vượt lên khó khăn, để vươn tới thành công.

– Lòng tự trọng của mỗi cá nhân sẽ góp phần tạo nên xã hội văn minh phát triển.

Dàn ý nghị luận về lòng tự trọng lớp 9
Dàn ý nghị luận về lòng tự trọng lớp 9
  • Chứng minh

– Từ xưa đến nay, có rất nhiều tấm gương sáng về lòng tự trọng. Trần Bình Trọng khi bị giặc phương Bắc bắt, vị danh tướng ấy đã khẳng khái tuyên bố “Ta thà làm ma đất Nam còn hơn làm vua đất Bắc”.Thầy Chu Văn An bậc danh nho nổi tiếng dâng thất trảm sớ xin chém bẩy gian thần nhưng không được vua chấp nhận đã xin cáo quan về ở ẩn. Lòng tự trọng khiến các bậc chính nhân quân tử ấy quyết không làm việc xấu chỉ để có lợi cho bản thân mà làm hại cho nhân dân, đất nước.

– Hay trong văn học nhân vật Lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một người giàu lòng tự trọng, vì không muốn phiền hà tới hàng xóm ông đã tự dành dụm một số tiền để tự lo ma chay cho bản thân mình, dù quá nghèo đói hang ngày phải ăn củ sung, rau má nhưng ông vẫn không hề đụng vào số tiền lo ma chay cũng như mảnh vườn mà ông để lại cho con trai của mình.

– Hay trong thực tế đời sống:  Khi một học sinh không thuộc bài nhưng dứt khoát không quay cóp, không nhìn bài của bạn bên cạnh, đó là tự trọng.

  • Phản đề

– Tuy nhiên trong cuộc sống hiện nay vẫn còn 1 số người sống không có tự trọng: Ích kỉ, hám lợi, sống vì bản thân… một số người không dám thừa nhận lỗi sai của mình khi làm sai hoặc có nhiều người sống không trung thực trong học tập và trong thi cử… những kẻ thiếu tự trọng, vì một nguồn lợi cá nhân nào đó mà bán rẻ danh dự và tự chà đạp nhân phẩm của bản thân.

  • Bài học nhận thức

Nhận thức: Tự trọng là một đức tính đáng quý mà con người cần phải có. Giá trị bản thân mỗi con người được làm nên từ lòng tự trọng, hướng con người tới những chuẩn mực chung của xã hội, giúp cho cuộc sống ngày càng trở lên tốt đẹp hơn.

– Bài học: Tự trọng không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của một quá trình giáo dục và tự tu dưỡng lâu dài của mỗi cá nhân. Chúng ta hãy rèn luyện lòng tự trọng ngay trong cuộc sống hàng ngày bằng những việc nhỏ nhất như có lỗi, biết nhận và biết sửa lỗi, việc gì làm được thì cố gắng làm, không phiền lụy đến người khác. Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh, không bị khuất phục trước cường quyền, bạo lực; không bị mua chuộc bởi tiền tài, danh vọng, đó là tự trọng.

Kết đoạn

Mỗi chúng ta hãy tự có trách nhiệm với danh dự của bản thân, bằng cách rèn luyện tính tự trọng nền tảng làm nên phẩm giá của một con người chân chính!

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng tự trọng lớp 9 200 chữ

Lòng tự trọng là phẩm chất đạo đức mà con người ai cũng cần phải có. Vậy lòng tự trọng là gì?  Lòng tự trọng là coi trọng, giữ gìn, bảo vệ phẩm giá nhân cách của mình. Người có lòng tự trọng luôn sống theo chuẩn mực đạo đức của xã hội: Sống trung thực làm việc có tinh thần trách nhiệm, có suy nghĩ đúng đắn, hành vi tốt đẹp, dám bênh vực lẽ phải, biết nhìn ra sai lầm và hạn chế của bản thân, luôn biết phấn đấu vươn lên.

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng tự trọng lớp 9 200 chữ
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng tự trọng lớp 9 200 chữ

Vì tự trọng là thước đo nhân cách thể hiện giá trị bản thân. Người có lòng tự trọng luôn được mọi người yêu mến. Tự trọng giúp ta hình thành những phẩm chất cao đẹp khác như: Dũng cảm, trung thực, tự lập, tự tin… Lòng tự trọng giúp ta biết tiếp nhận thông tin theo đúng hướng, nó là động lực để ta đương đầu với khó khăn thử thách, tránh xa cám dỗ, để vươn tới thành công. Lòng tự trọng của mỗi cá nhân sẽ góp phần tạo nên xã hội văn minh phát triển. Từ xưa đến nay, có rất nhiều tấm gương sáng về lòng tự trọng. Trần Bình Trọng khi bị giặc phương Bắc bắt, vị danh tướng ấy đã khẳng khái tuyên bố “Ta thà làm ma đất Nam còn hơn làm vua đất Bắc”.Thầy Chu Văn An bậc danh nho nổi tiếng dâng thất trảm sớ xin chém bẩy gian thần nhưng không được vua chấp nhận đã xin cáo quan về ở ẩn. Lòng tự trọng khiến các bậc chính nhân quân tử ấy quyết không làm việc xấu chỉ để có lợi cho bản thân mà làm hại cho nhân dân, đất nước. Hay trong văn học nhân vật Lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một người giàu lòng tự trọng, vì không muốn phiền hà tới hàng xóm ông đã tự dành dụm một số tiền để tự lo ma chay cho bản thân mình, dù quá nghèo đói hang ngày phải ăn củ sung, rau má nhưng ông vẫn không hề đụng vào số tiền lo ma chay cũng như mảnh vườn mà ông để lại cho con trai của mình. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện nay vẫn còn 1 số người sống không có tự trọng: Ích kỉ, hám lợi, sống vì bản thân… một số người không dám thừa nhận lỗi sai của mình khi làm sai hoặc có nhiều người sống không trung thực trong học tập và trong thi cử… những kẻ thiếu tự trọng, vì một nguồn lợi cá nhân nào đó mà bán rẻ danh dự và tự chà đạp nhân phẩm của bản thân. Tự trọng không phải tự nhiên mà có. Để có được lòng tự trọng chúng ta hãy rèn luyện lòng tự trọng ngay trong cuộc sống hàng ngày bằng những việc nhỏ nhất như có lỗi, biết nhận và biết sửa lỗi, việc gì làm được thì cố gắng làm, không phiền lụy đến người khác. Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh, không bị khuất phục trước cường quyền, bạo lực, không bị mua chuộc bởi tiền tài, danh vọng, đó là tự trọng. Mỗi chúng ta hãy tự có trách nhiệm với danh dự của bản thân, bằng cách rèn luyện tính tự trọng nền tảng làm nên phẩm giá của một con người chân chính!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button